Quản lý điều hành giá: Giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2017 |
4-7-2017 |
Phân tích các một cách thẳng thắn, trực diện những vấn đề trong nước và thế giới liên quan đến thị trường giá cả 6 tháng đầu năm, đưa ra các đánh giá và giải pháp giúp cơ quan quản lý thị trường giá cả 6 tháng cuối năm là nội dung chính đã được các đại biểu, các chuyên gia trao đổi tại Hội thảo Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017 do Viện Kinh tế Tài chính tổ chức vào sáng ngày 30/6 tại Hà Nội. |
CT |
.
Toàn cảnh Hội thảo 6 tháng đầu năm: Tốc độ tăng CPI giảm dần qua các tháng Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng CPI giảm dần qua các tháng (Tháng 1: 0,46%, tháng 2: 0,23%, tháng 3: 0,21%, tháng 4: 0%, thán 5: -0,53%), từ đó đưa tốc độ tăng CPI bình quân so với cùng kỳ năm trước giảm dần (CPI tháng 1 tăng 5,22%, tháng 2 tăng 5,02%, tháng 3 tăng 4,56%, tháng 4 tăng 4,8%, tháng 5 tăng 4,47%) Theo các chuyên gia, hiện CPI đang ở mức thấp nhất so với cùng kỳ 5 năm trước, CPI 6 tháng đầu năm 2017 so với tháng 12 năm trước chỉ tăng 0,20%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất so với các năm từ năm 2012 trở lại đây. Đáng chú ý xu hướng CPI các tháng giảm dần từ đầu năm đã tạo ra sự khác biệt so với các năm trước. Nếu như các năm 2015 và 2016, CPI hàng tháng trong suốt 6 tháng đầu năm hầu hết có xu hướng tăng dần hoặc ngang bằng với mức tăng của tháng trước. Riêng năm 2017, từ tháng 1 đến tháng 6, CPI lại có xu hướng giảm liên tiếp. Trong khi đó, CPI theo các nhóm hàng cho thấy, chỉ số giá của nhóm lương thực, thực phẩm và nhóm y tế là có biến động lớn và có tác động mạnh nhất tới chỉ số giá tiêu dùng chung. Trong 12 nhóm sản phẩm tiêu dùng trong rổ hàng hóa được sử dụng để tính CPI thì hầu hết giá của các nhóm sản phẩm không có biến động nhiều so với năm trước. Trong số đó chỉ số nhóm lương thực, thực phẩm là giảm 3,52% (riêng thực phẩm giảm 6,17%) đã kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng giảm xuống mức 0,2%. CPI năm 2017: tăng 4% Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2017, trong đó đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%. Nhìn lại diễn biến chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm cho thấy giá cả tiêu dùng tương đối ổn định và trong tầm kiểm soát. Có được kết quả trên theo đánh giá của Cục Quản lý giá, công tác quản lý, điều hành giá tiếp tục được các Bộ, ngành, nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện, bám sát tình hình thực tiễn, đồng thời có sự phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành, địa phương. Công tác điều hành giá đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ tổng hợp (Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với các Bộ quản lý lĩnh vực, nhất là điều hành giá một số mặt hàng quan trọng như giá xăng, điện, dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ giáo dục. Nguồn cung hàng hóa tăng mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu, cá biệt có mặt hàng vượt cầu, góp phần giảm chỉ số giá chung; giá nhiên liệu, chất đốt trên thị trường thế giới giảm tác động vào giá trong nước... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, chuyên gia cũng nhận định đang có không ít yếu tố tác động không tích cực tới tốc độ tăng của CPI. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, vào thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều yếu tố gây bất lợi cho CPI: giá thực phẩm, cụ thể là giá thịt lợn đang ở vùng giá thấp nhất, nếu không có giải pháp căn cơ thì người chăn nuôi sẽ không tái đàn và như vậy nguồn cung trong tương lai sẽ giảm nhiều, xu hướng tăng trở lại là tất yếu. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế đối với người không tham gia bảo hiểm y tế hay quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% cũng tạo nên áp lực lên lạm phát khi các chính sách sẽ thiên về nới lỏng. Trong khi diễn biến giá của hàng hóa thế giới rất khó lường thì các yếu tố trong nước như trên đã không khỗ trợ cho CPI trong những tháng còn lại của năm 2017. Do đó "để chỉ số CPI tăng bình quân từ mức 4,47% hiện nay xuống còn 4% cuối năm đòi hỏi CPI tiếp tục được kiểm soát thấp trong thời gian tới", ông Long cho biết. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến tỏ ra lạc quan về việc hoàn toàn có thể kiểm soát được lạm phát ở mức 4%. Theo TS Nguyễn Ngọc Tuyến (Học Viện Tài chính) cho rằng trong những tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam sẽ không biến động lớn "khả năng cả năm chỉ tăng khoảng 3% so với tháng 12/2016". Đồng quan điểm trên, ông Vũ Vinh Phú, Nguyên PGĐ Sở Thương mại Hà Nội phân tích: áp lực tăng giá cuối năm 2017 thấp hơn áp lực giảm giá với lý do Chính phủ đã yêu cầu không tăng giá điện trong năm 2017 để góp phần vào việc giảm mức tăng CPi xấp xỉ 4% như Quốc hội dự kiến. Trong 6 tháng tới, nhiều yếu tố cho việc giảm giá CPI như giá heo hơi vẫn tiếp tục ở mức thấp kéo theo các mặt hàng thực phẩm khác xuống theo. Tuy có việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, hay yếu tố tiền lương tăng cho cán bộ công chức và hưu trí từ 1/7/2017 cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá cả năm 2017 và "khả năng đạt được chỉ tiêu lạm phát 4% trong năm 2017 ở trong tầm tay". Điều hành giá cả thị trường 6 tháng cuối năm Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm cho thấy CPI tăng nhẹ, kỳ vọng vào sự phát triển vẫn còn thiếu bền vững. Để đảm bảo cho nền kinh tế khởi sắc cần tiếp tục thực hiện các gairi pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường, kích thích sản xuất, tiêu dùng, tạo tiền đề cho kinh tế phát triển trong 6 tháng còn lại của năm. Theo Cục Quản lý giá, năm 2017 thước đo lạm phát (sử dụng gốc so sánh CPI bình quân năm hiện hành so với năm trước) khác với năm 2016 về trước (sử dụng gốc so sanhs CPI tháng 12 năm hiện hành so với tháng 12 năm trước). Với việc sử dụng gốc so sánh mới, việc tính toán kịch bản điều hành giá trong năm sẽ phức tạp hơn trong bối cảnh công tác quản lý điều hành giá trong năm 2017 gặp nhiều thách thức hơn do có nhiều yếu tố dự báo gây sức ép lên mặt bằng giá. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ công và một số mặt hàng thiết yếu hiện nay cũng là một nhiệm vụ cấp bách gắn với quá trình đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công, xóa bỏ cấp phát từ NSNN. 6 tháng cuối năm 2017, công tác quản lý, điều hành giá tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tại Nghị quyết 01/NQ-CP về giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá và các văn bản chỉ đạo liên quan. Theo đó, các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục chủ động và phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, điều hành giá để giảm nhẹ các rủi ro của áp lực tăng giá, bên cạnh đó khai thác triệt để các yếu tố giảm giá hàng hóa dịch vụ theo yếu tố thị trường để kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2017 ở dưới mức 4%. Phân tích sâu hơn về giải pháp trong điều hành giá, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, trong bối cảnh sức ép lạm phát đang gia tăng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2017 là 6,7% là một thách thức không nhỏ. Sự cảnh bảo cần được đặc biệt chú ý, đó là sẽ khó kiểm soát lạm phát nếu kích thích tăng trưởng không phù hợp. Phải rất nỗ lực mới có thể cùng lúc đạt 2 mục tiêu tăng trưởng 6,7% và lạm phát 4%. Ông Long cũng cho rằng, thời điểm này Chính phủ không nên dùng chính sách tài khóa để kích cầu, bởi dùng chính sách này sẽ kèm theo không ít rủi ro, gây áp lực lớn cho mục tiêu kiểm soát lạm phát. Thay vào đó, để có thể đạt được mức tăng trưởng bền vững, giải pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào những giải pháp mang tính dài hạn như nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, xử lý nợ xấu. Đáng chú ý, theo ông Vũ Vinh Phú, để tăng trưởng bền vững đi đôi với kiểm soát tốt lạm phát một giải pháp có tính khả thi là có chính sách kích cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý tiếp tục tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế; giảm thiểu các thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là loại bỏ bớt các giấy phép con không cần thiết nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo http://www.mof.gov.vn. |
Số lượt xem:625 |