Hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền NSĐP vào TABMIS |
7-3-2018 |
|
Ngày 17 tháng 11 năm 2017 Bộ Tài chính ban hành Văn bản số 15602/BTC-KBN hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền NSĐP theo quy định của Luật NSNN năm 2015. Sở Tài chính lưu ý những điểm mới như sau:
1. Về quy trình nhập dự toán NSĐP vào TABMIS
Tương tự quy trình nhập dự toán NSĐP vào TABMIS Bộ Tài chính đã hướng dẫn tại Công văn số 8858/BTC-KBNN ngày 09/7/2013. Trong đó, các đơn vị, địa phương lưu ý đối với dự toán chi bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu (bao gồm cả nguồn trái phiếu Chính Phủ giao cho địa phương thực hiện) và các nhiệm vụ khác từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Sở Tài chính thực hiện nhập dự toán bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu của ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện và Phòng Tài chính-KH thực hiện nhập dự toán bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu của ngân sách huyện cho ngân sách xã. Lưu ý: Kế toán nhập và phân bổ dự toán chi chuyển giao ngân sách cấp trên cho cấp dưới không theo dõi mã nguồn ngân sách, ghi mã nguồn 00. Riêng dự toán tạm ứng chi chuyển giao của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên theo dõi mã tính chất nguồn 27- Dự toán tạm ứng. Đối với, dự toán tạm cấp đầu năm theo quy định tại Điều 51 Luật NSNN, thực hiện nhập vào TABMIS theo quy trình nhập dự toán tạm cấp vào TABMIS, theo đó: cơ quan tài chính nhập dự toán tạm cấp bằng lệnh chi tiền, KBNN nhập dự toán tạm cấp bằng dự toán. 2. Phân loại dự toán theo nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 38 Luật NSNN bao gồm: Chi đầu tư phát triển[1]; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay; Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương; Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới và Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN. 3. Phân loại dự toán theo yêu cầu quản lý Theo yêu cầu quản lý, ngoài dự toán được phân loại và mã hóa theo các loại Bộ Tài chính đã hướng dẫn tại Công văn số 8858/BTC-KBNN ngày 09/7/2013 và tại Công văn 15602/BTC-KBNN Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại bổ sung thêm mã loại dự toán, cụ thể: Mã loại 11- Dự toán tạm ứng và mã loại 91- Giảm trừ dự toán. 4. Về phân loại dự toán theo mã nguồn chi NSNN, Bộ Tài chính bổ sung mã loại dự toán sau: 15- Kinh phí không tự chủ được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9: Bao gồm các khoản dự toán kinh phí không tự chủ được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị dự toán trực thuộc. Kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán của cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 năm thực hiện dự toán (theo quy định tại Điều 64 Luật NSNN) được hạch toán vào tài khoản kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán với tính chất nguồn 15. 27- Dự toán tạm ứng: Là dự toán khi cấp có thẩm quyền tạm ứng ngân sách từ nguồn thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm quyền; khi cấp có thẩm quyền quyết định bố trí bổ sung dự toán ngân sách hoàn trả tạm ứng ngân sách, thì thực hiện bổ sung dự toán ngân sách sách đồng thời thu hồi tạm ứng ngân sách. Trên đây là một số điểm mới đáng lưu ý trong công tác kế toán dự toán, lệnh chi tiền NSĐP Bộ Tài chính hướng dẫn tại Văn bản số 15602/BTC-KBNN nêu trên. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Kho bạc nhà nước tỉnh, Sở Tài chính để phối hợp hướng dẫn hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định./. [1] Trong đó, đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại tiết 3.2 khoản 3 Mục I Phần A |
Số lượt xem:2991 |