Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đạt đa số phiếu Tín nhiệm và Tín nhiệm cao
26-10-2018

 Chiều 25/10, Quốc hội đã chính thức công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh do Quốc hội bầu. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nhận được gần 90% số phiếu Tín nhiệm và Tín nhiệm cao.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đạt đa số phiếu Tín nhiệm và Tín nhiệm cao
CT

 Theo đánh giá của cử tri cũng như cán bộ, công chức ngành Tài chính, việc Quốc hội tín nhiệm cao đối với Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng không chỉ thể hiện sự tín nhiệm của Quốc hội đối với cá nhân Bộ trưởng mà còn là sự ghi nhận sự nỗ lực của toàn ngành Tài chính trong hơn một nửa nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua.

Trong khi đó theo đánh giá của các Đại biểu Quốc hội (ĐB), công tác lấy phiếu tín nhiêm có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Quốc hội cũng như đối với từng thành viên được lấy phiếu tín nhiệm. ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, khi chọn mức tín nhiệm với một người phải đối chiếu lại sự hoàn thành trách nhiệm đối với lĩnh vực được giao, phụ trách để xem biện pháp chỉ đạo quản lý có đạt yêu cầu không, đem lại chuyển biến gì, mặt nào cải thiện hơn. Ngoài trách nhiệm với ngành, lĩnh vực thì mỗi chính sách, hành động, thậm chí lời phát biểu, nhận xét, đánh giá của người đó phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân và chủ quyền quốc gia. Một số sự việc cá biệt cần lưu ý, đánh giá công tâm. Đại biểu có trách nhiệm cao thì phải tự tìm hiểu để đánh giá toàn diện cả một quá trình, thấy những góc độ khác nhau, phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết phần lớn các báo cáo mà 48 vị gửi đại biểu Quốc hội đã nêu rất cụ thể những việc họ đã làm được và chưa làm được. Tuy nhiên ông cũng băn khoăn, có một số người chỉ nêu thành tích hoạt động của mình nhưng không nêu hạn chế và các giải pháp khắc phục.

ĐB Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) đánh giá cao một số vị đã mạnh dạn nhận những hạn chế yếu kém trong ngành, lĩnh vực mình quản lý và đưa ra những lời hứa, lời cam kết khắc phục từ đây đến cuối nhiệm kỳ. “Tôi chấm tín nhiệm cao đối với những vị có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch. Kế đến, tôi xem xét tinh thần, thái độ làm việc của các vị này từ đầu nhiệm kỳ đến nay như thế nào”, ĐB Hòa nhấn mạnh. Theo ông Hoà, việc xác định mức tín nhiệm phải tìm hiểu kỹ trong cả quá trình chứ không vì một số vụ việc nổi cộm mà đánh giá Tín nhiệm thấp.

bo phieu.jpg

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với 
những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Đồng quan điểm với ĐB Hòa, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, khi chọn mức tín nhiệm với một người phải đối chiếu lại sự hoàn thành trách nhiệm đối với lĩnh vực được giao, phụ trách để xem biện pháp chỉ đạo quản lý có đạt yêu cầu không, đem lại chuyển biến gì, mặt nào cải thiện hơn. Ngoài trách nhiệm với ngành, lĩnh vực thì mỗi chính sách, hành động, thậm chí lời phát biểu, nhận xét, đánh giá của người đó phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân và chủ quyền quốc gia. Một số sự việc cá biệt cần lưu ý, đánh giá công tâm. Đại biểu có trách nhiệm cao thì phải tự tìm hiểu để đánh giá toàn diện cả một quá trình, thấy những góc độ khác nhau, phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm vào thời điểm này rất quan trọng, bởi vì chúng ta đang đánh giá giữa kỳ. Sẽ có cơ sở để đánh giá các chức danh này không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ, để có điều kiện nhắc nhở thông báo, cảnh báo, thậm chí có thể thay đổi. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ thể hiện rất rõ, bản thân những người được lấy phiếu tín nhiệm phải đánh giá lại mình. Thứ hai, dựa trên tỉ lệ lấy phiếu tín nhiệm các đại biểu Quốc hội cũng phải nhìn nhận lại: tại sao mình lại bỏ phiếu, trong khi những nguời khác không đồng ý. Tạo ra một sự phân hóa trong chính các đại biểu quốc hội. Thứ ba là để nhân dân và cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng biết được người mà Đảng giới thiệu sang làm nhiệm vụ Nhà nước có đảm bảo đầy đủ phẩm chất và năng lực không, có nên tiếp tục giữ trọng trách đó không. Ý nghĩa thì rất nhiều, nhưng đánh giá của nhân dân là quan trọng nhất.

Theo ĐB Vũ Trọng Kim (Hải Dương), việc lấy phiếu tín nhiệm không phải quy trình đột xuất, mà đã được các đại biểu theo dõi, giám sát từ đầu nhiệm kỳ, khi Quốc hội bầu vào các vị trí. Những người được Quốc hội đưa ra lấy phiếu tín nhiệm đã được các đại biểu nhận diện đầy đủ, thận trọng, đánh giá đa chiều, để đưa ra quyết định đúng sau khi bỏ phiếu. Theo đó, việc “chấm điểm” này dựa trên các yếu tố: Có hoàn thành nhiệm vụ không, quyền hạn có sử dụng đúng không; trách nhiệm phục vụ nhân dân như thế nào trong điều kiện chính phủ kiến tạo, liêm chính; lối sống, đạo đức, mức độ nhiệt tình của người đó trong công việc, có làm hết sức mình không hay sau khi nhận chức, được tặng hoa thì không làm việc hết mình, làm việc lấy lệ; kê khai tài sản, có điều gì bất thường không, mức sống có quá xa cách với người dân không?

Theo http://www.mof.gov.vn.

  
Số lượt xem:868