Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu về phát triển Chính phủ điện tử
2-5-2019

 Kết quả đánh giá và xếp hạng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2018 vừa được Cục tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (Hội Truyền thông số Việt Nam) công bố ngày 25/4, tại Hà Nội cho thấy Bộ Tài chính tiếp tục giữ vị trí thứ Nhất về chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu về phát triển Chính phủ điện tử
CT

 .

CPDT.jpg

Bảng xếp hạng tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của Bộ, cơ quan ngang Bộ

Báo cáo Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 được xây dựng trên kết quả tổng hợp, kiểm tra, đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông từ báo cáo ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của các Bộ, ngành và địa phương.

Công tác đánh giá được thực hiện theo 6 hạng mục gồm: Hạ tầng kỹ thuật CNTT; Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan; Trang/Cổng thông tin điện tử; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT và Nhân lực cho ứng dụng CNTT. Mỗi hạng mục được kiểm tra, tính điểm, tổng điểm của các hạng mục được sử dụng để xếp hạng tổng thể cho cơ quan.

Số liệu sử dụng trong báo cáo được tổng hợp từ báo cáo tình hình ứng dụng CNTT quý IV năm 2018 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và qua công tác kiểm tra trực tuyến trên trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan.

Kết quả đánh giá cho thấy, về chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ Tài chính tiếp tục giữ vị trí top đầu với chỉ số 0,806. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Bộ Tài chính giữ vị trí hạng Nhất về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử. Năm 2017, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ Nhất với chỉ số 0,700.

Theo phương pháp tiếp cận và đánh giá của đơn vị biên soạn Báo cáo, Chính phủ điện tử thực hiện 2 chức năng chính là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và thực hiện chức năng tương tác, trao đổi thông tin giữa chính quyền và người dân, trong đó, cung cấp thông tin về các hoạt động của chính quyền và kênh giao tiếp trực tuyến giữa chính quyền và người dân. Vì vậy, hai yêu cầu chính đối với Chính phủ điện tử là dịch vụ công trực tuyến phải đạt hiệu quả và chất lượng; giúp giảm chi phí, giảm thời gian giao dịch.

Năm nay, Báo cáo được công bố sớm hơn các năm trước nhằm giúp cho các cơ quan, tổ chức nhà nước sớm có được những số liệu thống kê hữu ích, phục vụ cho việc hoạch định kế hoạch triển khai thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử cho bộ, ngành, địa phương mình trong năm tới.

Báo cáo thường niên hướng đến xây dựng góc nhìn toàn diện về Chính phủ điện tử tại Việt Nam, từ đó xây dựng một chỉ số có ý nghĩa về mặt so sánh giữa các tỉnh, các Bộ, ngành,.

 

  
Số lượt xem:756