Triển khai xây dựng dự toán NSNN năm 2020, kế hoạch tài chính và NSNN 2020-2022 ..
15-7-2019

 

              Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; chỉ đạo của UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025.

Hướng dẫn đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2019, xây dựng dự toán ngân sách năm 2020, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2020-2022, kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 38/2019/TT- BTC ngày 28/6/2019 (gọi tắt là Thông tư số 38). Đề nghị UBND các huyện, thành phố, các đơn vị dự toán cấp I khối tỉnh khẩn trương truy cập nghiên cứu, triển khai đơn vị dự toán trực thuộc (nếu có) thực hiện theo quy định Thông tư 38 và Chỉ thị số 04/CT-UBND. Sở Tài chính lưu ý một số nhiệm vụ quan trọng như sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NSNN NĂM 2019

1.  Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN

- Đánh giá thực hiện thu NSNN theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí; không hạch toán vào NSNN các khoản thu phí, lệ phí đã chuyển sang giá dịch vụ theo quy định của Luật Phí và lệ phí; các khoản được khấu trừ đối với cơ quan nhà nước hoặc khoản trích lại phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện.

- Trên cơ sở dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao, văn bản quy định về điều hành nhiệm vụ ngân sách của UBND tỉnh, kết quả thực hiện thu NSNN 6 tháng đầu năm 2019; Ngành thuế phối hợp chính quyền các cấp tiến hành rà soát, đánh giá, phân tích nguyên nhân các nguồn thu có tiến độ đạt thấp; địa bàn có nguồn thu biến động mạnh (tăng, giảm) từ đó kiến nghị giải pháp điều hành để phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN trên địa bàn đã được HĐND giao, làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách 2020 khả thi.

- Kết quả thực hiện công tác đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế năm 2019. Xác định số nợ thuế đến ngày 31/12/2018, số nợ phát sinh và thu hồi được 6 tháng đầu năm 2019; Tổng hợp, phân loại đầy đủ, chính xác số nợ thuế theo quy định (nợ theo từng loại doanh nghiệp, từng sắc thuế và ở từng ngành, địa bàn) đến thời điểm 30/6/2019; dự kiến số nợ thuế phấn đấu thu hồi và tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu đến ngày 31/12/2019.

           - Đánh giá kết quả phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong công tác quản lý thu NSNN; số thuế kiến nghị truy thu thông qua công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra và dự kiến số nộp vào NSNN trong năm; Kiến nghị các giải pháp điều chỉnh cơ chế quản lý, giám sát, tăng cường chế tài, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thuế...

- Đánh giá kết quả thực hiện thu phí, lệ phí, trong đó làm rõ tổng số thu, số thu nộp NSNN, số thu được để lại so với dự toán và sự phù hợp của tỷ lệ phí được để lại; thu xử phạt vi phạm hành chính, thu phạt và tịch thu khác 6 tháng đầu năm và ước cả năm 2019. Đánh giá các khoản thu học phí (kể cả ngân sách cấp bù học phí theo chế độ), giá dịch vụ y tế và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí).

            2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách:

            2.1. Đánh giá nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Đánh giá đầy đủ các nội dung yêu cầu theo hướng dẫn tại điều 3 Thông tư 38/2019/TT- BTC của Bộ Tài chính  và hướng dẫn của Sở kế hoạch và Đầu tư.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên:

a) Đánh giá tình hình triển khai phân bổ, giao dự toán và thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2019 theo từng lĩnh vực chi được giao; kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, dự án lớn; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.

b) Kết quả việc cắt giảm dự toán đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên đã giao dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2019 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của UBND tỉnh.

c) Kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu, đồng thời kiến nghị các giải pháp khắc phục ngay trong năm 2019, cụ thể:

- Đối với các chế độ, chính sách an sinh xã hội: Đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ; rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ không phù hợp với thực tế.

- Tiến độ triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ đã được UBND tỉnh ban hành tại Kế hoạch số 2036/KH-UBND ngày 04/9/2015, chỉ đạo tại văn bản số 730/UBND-KTTH ngày 04/4/2019; tình hình thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực; những khó khăn vướng mắc. Riêng trong lĩnh vực y tế, đánh giá kết quả thực hiện giảm cấp chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế theo lộ trình điều chỉnh giá, phí dịch vụ y tế và việc sử dụng số kinh phí dành ra, chi tiết từng năm; các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

- Tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo chỉ đạo, giao nhiệm vụ của UBND tỉnh tại văn bản số 1528/UBND-HTKT ngày 18/6/2019; các khó khăn, vướng mắc.

- Tình hình triển khai đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Kế hoạch số 740/KH-UBND ngày 28/3/2018 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình 53-Ctr/TU ngày 21/02/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Tình hình, kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế đến 30/6/2019, ước cả năm 2019 và tổng hợp lũy kế tình hình thực hiện đến hết năm 2019 theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/ 03/ 2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Tình hình triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương Đảng (khóa XII) và Kết luận 17-KL/TW ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015 - 2016, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017 - 2021, thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm đầu mối, tránh chồng chéo.

- Tình hình triển khai thực hiện chuẩn nghèo đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/ 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017 và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31/5/2018 của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2019; các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị xử lý.

d) Ngoài các yêu cầu chung nêu trên, các huyện, thành phố; các Sở ngành liên quan tập trung đánh giá thêm một số nội dung sau:

(1) Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội:

- Chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ;

- Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo bao gồm: Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3 - 5 tuổi; Chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú; Chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số; Chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục theo; Chính sách hỗ trợ cho học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, cho người cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình, đối tượng bảo trợ xã hội); chi tiết kinh phí mua thẻ BHYT cho đối tượng nghèo đa chiều thiếu BHYT và không thiếu hụt BHYT;

- Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; Chính sách miễn thu thuỷ lợi phí; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; Chính sách người có uy tín; Chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; Chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020, …;

- Chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh và phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, cứu đói cho người dân;

- Tình hình thực hiện chính sách đối với hộ nghèo thu nhập và hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo quy định về chuẩn nghèo đa chiều; thời điểm thực hiện và nguồn ngân sách bảo đảm.

Đối với từng chính sách, đề nghị có báo cáo cụ thể, chính xác đối tượng, nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách năm 2019 (có thuyết minh cơ sở xác định, cách tính; lưu ý đối tượng tăng, giảm do thay đổi địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ). Trong đó thuyết minh cụ thể kinh phí tăng thêm do mở rộng đối tượng theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31/5/2018 của Chính phủ về một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều.

 (2) Báo cáo, đánh giá tình hình sử dụng nguồn cải cách tiền lương năm 2019 để chi trả thay phần NSTW hỗ trợ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội (nếu có), kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo cơ chế nguồn quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg và hướng dẫn của Sở Tài chính tại Văn bản số 1619/STC-QLNS ngày 20/6/2017.

(3) Báo cáo cụ thể việc sử dụng dự phòng NSĐP thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh ở người và trên gia súc, gia cầm, cây trồng; tình hình sử dụng dự phòng NSĐP đến ngày 30/6/2019.

(4) Tình hình phân bổ, giao dự toán chi NSNN từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc phân bổ lập quỹ phát triển đất từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

(5) Kết quả thực hiện các đề án, chính sách do địa phương (HĐND tỉnh) ban hành như: Đề án hỗ trợ trồng cà phê xứ lạnh, đề án nâng cáo chất lượng học  sinh dân tộc thiểu số, …

(6) Tình hình thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới, CTMTQG giảm nghèo, các CTMT khác: kinh phí thực hiện, chi tiết theo từng nguồn (NSTW, NSĐP, vốn trái phiếu Chính phủ, các nguồn huy động khác), số xã hoàn thành mục tiêu chương trình; trường hợp mức cân đối NSĐP và các nguồn huy động khác thấp so với dự kiến phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

2.3. Đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2019.

a) Các Sở ngành, đơn vị dự toán khối tỉnh:

Báo cáo tình hình biên chế, quỹ lương, các khoản phụ cấp theo lương (Số giao dự toán, số thực hiện 1/7/2019 tính theo lương cơ sở 1,210 triệu và tiền lương tăng thêm đến lương cơ sở 1,490 triệu). Nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ nguồn thu được để lại theo chế độ, chú ý theo lộ trình kết cấu chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các Nghị định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực; nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2018 chuyển sang năm 2019 (nếu có).

b) Các huyện, thành phố báo cáo:

- Quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp thực hiện năm 2019 và dự kiến năm 2020;

- Nhu cầu kinh phí tăng thêm từ mức lương 1,210 đến mức lương cơ sở 1,490 triệu đồng/người/tháng năm 2019;

- Việc sử dụng nguồn lực của địa phương để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2019, gồm: nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương); 50% tăng thu NSĐP theo qui định; số thu được để lại theo chế độ phù hợp với lộ trình kết cấu chi phí vào giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các Nghị định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực; nguồn cải cách tiền lương còn dư (nếu có) dành để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo Quyết định số  579/QĐ-TTg.

 - Nguồn dành ra gắn với việc thực hiện các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW.

- Rà soát, xác định nhu cầu kinh phí phụ cấp, trợ cấp đối với vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/ 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.

II.  XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2020

1. Yêu cầu xây dựng dự toán:

- Dự toán NSNN năm 2020 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật về quy trình, thời hạn, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán, giải trình; đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được HĐND tỉnh thông qua; phù hợp với định hướng phát triển và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 04/CT-UBND của UBND tỉnh.

- Việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2020 phải theo đúng các quy định của pháp luật về thu, chi và quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán NSNN; quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.

- Chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án, chủ trương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Về dự toán thu NSNN:

- Dự toán thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức và lợi nhuận sau thuế) năm 2020  tăng tối thiểu 10-12% so với đánh giá ước thực hiện năm 2019. Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2019.

- Các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, phối hợp vi các cơ quan liên quan chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu ngân sách và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc xây dựng dự toán thu ngân sách. Cục thuế phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, lập dự toán thu NSNN tích cực, sát thực tế phát sinh, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu; không để phần dư để thực hiện giao chỉ tiêu phấn đấu thu, lấy chỉ tiêu pháp lệnh thu NSNN Hội đồng nhân dân tỉnh giao, UBND tỉnh quyết định làm căn cứ chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.

3. Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước:

3.1 Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển:

Các địa phương, đơn vị thực hiện lập dự toán chi đầu tư theo quy định tại Thông tư 38/2019/TT-BTC, ngày 28/6/2019 và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3.2. Xây dựng dự toán chi thường xuyên:

(1) Căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm 2020, xây dựng dự toán chi thường xuyên cho từng lĩnh vực chi theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2020, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, định mức chi NSNN; đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm; kết hợp cân đối đầy đủ từ nguồn xã hội hóa, sản xuất cung ứng dịch vụ công.  

(2) Đối với công tác lập dự toán sửa chữa trụ sở làm việc, xe ô tô từ nguồn vốn mua sắm, sửa chữa tập trung ngân sách tỉnh

- Công tác sửa chữa xe ô tô: các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh quản lý  căn cứ vào số lượng xe ô tô hiện có và tình hình thực hiện sửa chữa qua các năm, đối chiếu với quy định về thời gian sửa chữa xe ô tô, đơn vị sử dụng xe ô tô phối hợp Sở Giao thông - Vận tải, Sở Tài chính tiến hành giám định tình trạng kỹ thuật xe ô tô làm cơ sở để lập thủ tục trình bố trí dự toán sửa chữa (kèm theo hồ sơ trình) gồm:

- Công tác sửa chữa trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý được bố trí từ nguồn mua sắm sửa chữa tập trung (không áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND các huyện, thành phố): các cơ quan, đơn vị căn cứ vào thực trạng trụ sở làm việc tại cơ quan, đơn vị mình và quy định một số nội dung về công tác quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước của tỉnh Kon Tum ban hành kèm theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND tỉnh, Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính để tiến hành lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng gửi Sở Tài chính (kèm theo Hồ sơ trình bố trí kinh phí sửa chữa).

(3) Dự toán chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể xây dựng gắn với mục tiêu, nhiệm vụ tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo Kết luận số 17-KL/TW; Công văn số 2882/VPCP-TCCV ngày 21/9/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Kết luận số 17-KL/TW, về việc rà soát, sắp xếp lại bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, chi tiết việc triển khai từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2020; xác định mức kinh phí dành ra gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2020.

(4) Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể: Thuyết minh rõ các nội dung sau:

Số biên chế năm 2020 (bằng số được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2019, trừ đi (-) số biên chế giảm trong năm (nghỉ theo chế độ và tinh giản biên chế trong năm 2019, cộng với (+) số bổ sung trong năm 2019), trong đó làm rõ số biên chế thực có mặt đến thời điểm lập dự toán, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt (nếu có).

+ Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo, bao gồm: (i) Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt, thực có mặt tính đến thời điểm 1/7/2019, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT, kinh phí công đoàn); (ii) Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển, được dự kiến trên cơ sở mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế và các khoản đóng góp theo chế độ.

+ Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi, các nội dung liên quan khác) năm 2020 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

+ Kinh phí tổ chức Đại hội Đảng các cấp, hiện nay Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể, đề nghị các đơn vị, địa phương trên cơ sở kế thừa dự toán kinh phí phục vụ đại hội nhiệm kỳ trước, tạm dự kiến kinh phí phục vụ đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 tăng trưởng theo hệ số trượt giá và yêu cầu nhiệm vụ phát sinh thêm. Sau khi Trung ương có hướng dẫn các đơn vị, địa phương rà soát, lập dự toán bổ sung theo quy định của Trung ương.    

 (5) Về xây dựng dự toán chi NSĐPỦy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Xây dựng dự toán chi NSĐP trên cơ sở nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa NS tỉnh và NS huyện, số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh được giao năm 2019. Trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của địa phương; thực tế thực hiện các nhiệm vụ thu-chi ngân sách của địa phương năm 2018, ước thực hiện năm 2019, xây dựng dự toán chi NSĐP chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành;

- Báo cáo chi tiết nhu cầu, việc sử dụng các nguồn lực của địa phương, kinh phí thừa, thiếu để thực hiện các chính sách mới, hoặc việc điều chỉnh tăng mức, mở rộng đối tượng thụ hưởng các chính sách hiện hành trong năm 2019 và nhu cầu năm 2020 theo quy định, để có cơ sở lập dự toán bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo nguyên tắc quy định tại Quyết định 579/QĐ-TTg.

(6)  Đối với các Hội đặc thù: Lập dự toán kinh phí theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

III. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NSNN 3 NĂM 2020-2022

1. Lập kế hoạch thu NSNN

- Kế hoạch thu NSNN 03 năm 2020-2022 được lập trên cơ sở cập nhật kế hoạch 03 năm 2019-2021; dự toán thu NSNN năm 2020 và mức tăng trưởng thu dự kiến cho năm 2021, năm 2022; đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định phải được tổng hợp, phản ánh đầy đủ vào cân đối NSNN theo quy định của Luật NSNN.

- Loại trừ yếu tố thay đổi chính sách, thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất, thu cổ tức và lợi nhuận còn lại, thu XSKT) tăng bình quân tối thiểu 10-12%/năm, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân 5-7%/năm. Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

2. Lập kế hoạch chi NSNN 03 năm 2020-2022 của các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh

Kế hoạch chi NSNN 03 năm 2020-2022 của các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh được lập trên cơ sở cập nhật kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019-2021, số ước thực hiện năm 2019, trần chi ngân sách giai đoạn 2020-2022 do cơ quan có thẩm quyền thông báo; trong đó thuyết minh cụ thể các nhu cầu chi tăng, giảm gắn với việc thay đổi cơ chế, chính sách theo các chủ trương, phê duyệt của cấp thẩm quyền; các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu) đã hết thời gian thực hiện/mới được phê duyệt, đặc biệt lưu ý việc triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW.

3. Phối hợp lập kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2020-2022 của tỉnh

(1) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 05 năm 2016-2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2020; trên cơ sở dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2021, 2022; Sở Kế hoạch Đầu tư dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn địa phương năm 2021, năm 2022 và mức trần nguồn vốn đầu tư phát triển cân đối NSĐP năm 2020, 2021, 2022; báo cáo, đánh giá, xây dựng và tổng hợp dự toán chi đầu tư phát triển theo các nội dung và biểu mẫu theo đề cương đính kèm gửi Sở Tài chính để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính – NSNN năm 03 năm 2020-2022.

(2) Cơ quan thu: Cục Thuế, Cục Hải quan phối hợp UBND các cấp, các cơ quan khác có liên quan ở địa phương lập kế hoạch thu NSNN năm 2021, năm 2022 gởi Sở Tài chính chủ trì tổng hợp, xây dựng dự toán trong đó phân tích, đánh giá cụ thể những tác động tăng, giảm thu gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự kiến triển khai các chính sách thu mới theo Kế hoạch số 1195/KH-UBND ngày 05/5/2017 về triển khai Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ, Chương trình số 28-CTr/TU ngày 24/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị “về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững” trên địa bàn gửi Sở Tài chính để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính – NSNN năm 03 năm 2020-2022.

V. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh xã hội, Cục Thuế, Cục Thống kê theo chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, tổng hợp báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 và báo cáo số liệu theo các qui định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1. Về biểu mẫu lập dự toán:

Thực hiện theo các biểu mẫu qui định tại văn bản số 1906/HD-QLNS ngày 19/7/2017 của Sở Tài chính v/v triển khai xây dựng dự toán NSNN năm 2018, kế hoạch tài chính và NSNN 3 năm 2018-2020.

Ngoài ra các đơn vị, địa phương lập bổ sung thêm các biểu 01, 02, 03 kèm theo Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính (thay thế các biểu 02,03/TT số 71/2017/TT-BTC Sở Tài chính đã hướng dẫn tại văn bản số 1906/HD-QLNS nêu trên).

2. Các Sở, ngành, đơn vị dự toán và UBND các huyện, thành phố: Tổ chức triển khai  đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2019, xây dựng dự toán ngân sách năm 2020, kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2020-2022 theo hướng dẫn báo cáo đầy đủ nội dung, biểu mẫu gửi Sở Tài chính theo đúng thời gian quy định tại Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/7/2019 của UBND tình để tổng hợp.

Về số kiểm tra dự toán NSNN năm 2020 và trần chi ngân sách  Sở Tài chính sẽ thông báo cho các đơn vị, địa phương và hướng dẫn bổ sung ngay sau khi có Thông báo của Bộ Tài chính và được UBND tỉnh phê duyệt.

  
Số lượt xem:1885