banner
Chủ nhật, ngày 29 tháng 12 năm 2024
10 sự kiện tiêu biểu ngành Tài chính năm 2016
3-1-2017

 Ngày 18/11/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”. Ngày 9/11/2016, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 25/2016/QH 14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Đây là những Nghị quyết vô cùng quan trọng đã xác định rõ những mục tiêu, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế tài chính quốc gia, huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; từng bước cơ cấu lại thu-chi NSNN; cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; giảm mạnh và kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia.

2. Ngành Tài chính hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2016 trong điều kiện kinh tế-xã hội có nhiều khó khăn.

P:\NAM 2016\2. TIN BAI\1. PHONG BAO CHI\3. Nguyen Thanh Nhan\Thang 7\Hoinghi soket\_HMT6089.jpg

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách năm 2016

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, toàn ngành Tài chính đã triển khai quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm với các giải pháp đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách theo đúng chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ với tinh thần chủ động, quyết tâm cao nhất. Qua đó, công tác tài chính-ngân sách đã đạt được những kết quả tích cực: Thu ngân sách vượt dự toán; điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, NSNN luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, và an sinh xã hội; thực hiện chính sách tăng lương cơ sở theo đúng kế hoạch; đi đầu trong việc sử dụng tiết kiệm tài sản công, khoán xe công qua đó tạo tiền đề để sửa đổi chế độ sử dụng tài sản công và xe công trong cả nước.

3. Hoàn thành 100% chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội…

D:\10 su kien tai chinh\a QH thong qua nhieu du an Luat.jpg

Quốc hội Khóa XIV thông qua nhiều dự án Luật quan trọng do Bộ Tài chính xây dựng trình Chính phủ

Năm 2016, Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội… Trong đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến và thông qua những dự án luật quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/12/2012 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; cho ý kiến vào dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi);… Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 90 đề án và ban hành theo thẩm quyền 320 Thông tư, Thông tư liên tịch, trong đó đã ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản để triển khai Luật phí và lệ phí, bảo đảm thực hiện từ ngày 01/01/2017 khi Luật có hiệu lực thi hành. Việc ban hành kịp thời các văn bản QPPL đã góp phần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

4. Ngành Tài chính tiếp tục triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

D:\10 su kien tai chinh\a Thue Hai quan.jpg

Bộ Tài chính tiếp tục giữ ngôi “Á quân” trong nhóm 19 Bộ, ngành về cải cách hành chính năm 2016

Theo kết quả công bố xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (chỉ số PAR INDEX), tại Hội nghị tổng kết đánh giá công tác cải cách hành chính của Chính phủ (ngày 17/8/2016), Bộ Tài chính tiếp tục giữ ngôi “Á quân” trong nhóm 19 Bộ, ngành về cải cách hành chính. Kết quả này đã thể hiện sự nỗ lực và chủ động của các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp từ cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công đến hiện đại hóa quản lý hành chính. Chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ với các giải pháp được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ thông qua các chương trình, kế hoạch hành động đã tổ chức triển khai quyết liệt, góp phần tích cực trong công tác cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Riêng trong lĩnh vực Thuế, hải quan đã hoàn thành kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó đã rà soát bãi bỏ 92 thủ tục hành chính, quy định mới 16 thủ tục. Tiếp tục tăng cường kê khai thuế qua mạng cho các doanh nghiệp với số doanh nghiệp đăng ký kê khai qua mạng đạt gần 560 nghìn doanh nghiệp với khoảng 34 nghìn bộ hồ sơ kê khai đã được tiếp nhận, đạt hơn 99,7% số doanh nghiệp đang hoạt động. Mở rộng triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử với trên 538 nghìn doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng, với tổng số tiền nộp vào ngân sách qua Cổng thông tin nộp thuế điện tử trong 11 tháng đầu năm là trên 328 nghìn tỷ đồng; thí điểm triển khai hoàn thuế điện tử trong Quý IV với 13 Cục Thuế (Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng, TP.HCM,...).

Đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với 34/34 đơn vị hải quan; hoàn thành triển khai việc thanh toán điện tử tự động qua hệ thống VNACCS/VCIS tại các Cục Hải quan trên phạm vi toàn quốc, đã thực hiện kết nối chính thức cơ chế một cửa quốc gia tại 10/14 Bộ với 36 thủ tục; tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia là trên 204 nghìn bộ hồ sơ với hơn 8,2 nghìn doanh nghiệp tham gia.

Những nỗ lực cải cách trong quản lý đã góp phần cắt giảm chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về tài chính, thuế, hải quan của người dân, doanh nghiệp, được cộng đồng doanh nghiệp, người dân và nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao.

5. Thị trường chứng khoán Việt Nam tròn 20 năm hoạt động, công tác huy động vốn đạt mức cao nhất từ trước đến nay và Chỉ số VN-Index năm 2016 vượt đỉnh trong 8 năm gần đây.

P:\NAM 2016\2. TIN BAI\1. PHONG BAO CHI\7. Hoai Phuong\THANG 11\28-11 UBCKNN\anh ok\6. an chuong.jpg

Đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính và các thành viên thị trường nhấn chuông đánh dấu 20 năm xây dựng và phát triển của thị trường Chứng khoán

Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, với sự ra đời ban đầu là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (28/11/1996), đến nay, ngành Chứng khoán đã xây dựng được nền móng vững chắc để thị trường chứng khoán phát triển và hội nhập; thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ về quy mô, không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy hội nhập quốc tế, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, định hình cấu trúc hệ thống tài chính hiện đại; góp phần đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường công khai, minh bạch.

Chỉ số VN-Index năm 2016 đạt mức đỉnh trong 8 năm trở lại đây (kể từ tháng 3/2008), thanh khoản tăng mạnh, mức vốn hóa thị trường đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất và có mức sinh lời lớn nhất trong quý II/2016 tại khu vực Đông Nam Á. Tính đến cuối tháng 11/2016, chỉ số VN-Index tăng khoảng 13,8%, HNX-Index tăng khoảng 4% so với cuối năm 2015. Mức vốn hóa thị trường đạt 1.590 nghìn tỷ đồng, tương đương 38% GDP, tăng 17% so với cuối năm 2015; Thanh khoản thị trường tăng mạnh, giao dịch bình quân 1 phiên đạt gần 6.200 tỷ đồng, tăng 25% so với 2015...

6. Bộ Tài chính điều hành quyết liệt và xuất cấp kịp thời hỗ trợ các địa phương và nhân dân vùng bị thiên tai hạn hán, lũ lụt; hỗ trợ học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khănvà vùng bị sự cố môi trường biển.

D:\DU LIEU ANH\NAM 2016\Thang 12\26.12. Tong ket DTNN\a Xuat cuu tro.jpg

Bộ Tài chính xuất cấp hàng DTQG khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Trong năm 2016, để bảo đảm vấn đề an sinh xã hội, Bộ Tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xuất cấp gạo không thu tiền từ nguồn DTQG để hỗ trợ cho các địa phương trong dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt, nhân dân các tỉnh Miền Trung bị ảnh hưởng do sự cố cá chết bất thường; nhân dân bị hạn hán, lũ lụt; hỗ trợ học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia như: Dự án trồng rừng tại các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Bắc Giang....; xuất cấp vật tư, thiết bị phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an toàn trật tự xã hội; viện trợ cho nước bạn Cuba.

Đến nay, toàn ngành DTQG đã xuất cấp tổng trị giá khoảng 2.048 tỷ đồng, trong đó đã xuất cấp tổng số 150.968 tấn gạo dự trữ để hỗ trợ nhân dân các địa phương gặp khó khăn. Công tác mua sắm hàng hóa dự trữ quốc gia được triển khai thực hiện kịp thời. Số lượng hàng DTQG đã xuất cấp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và phân bổ đúng đối tượng đã động viên người dân vượt qua thời điểm khó khăn, ổn định đời sống phát triển sản xuất; góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chính phủ

7. Bộ Tài chính chủ động trong công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường, giá cả, góp phần kiểm soát lạm phát năm 2016.

D:\10 su kien tai chinh\a gia.jpg

Bộ Tài chính thực hiện tốt quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu góp phần kiểm soát lạm phát

Năm 2016, Bộ Tài chính đã chủ động và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý, điều hành và bình ổn thị trường giá cả theo quy định của Luật Giá, góp phần kiểm soát lạm phát. Thực hiện tốt quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, trong đó đã phối hợp với các Bộ, ngành chuẩn bị kỹ và điều hành giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giáo dục... theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp, không gây ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016, trong đó quy định về thẩm quyền và hình thức định giá đối với các dịch vụ chuyển từ danh mục phí sang giá dịch vụ theo Luật phí và lệ phí; đồng thời, chủ động triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương ban hành theo thẩm quyền kịp thời giá các dịch vụ chuyển từ phí sang thực hiện theo cơ chế giá theo quy định của pháp luật về giá, bảo đảm không gây xáo trộn lớn.

Nhờ vậy, giá cả thị trường năm 2016 cơ bản bình ổn, không xảy ra biến động đột biến về giá. Chỉ số giá tiêu dùngcả năm 2016 tăng 4,74% so với năm 2015, đạt mục tiêu đặt ra.

8. Bộ Tài chính đã hoàn thành kế hoạch huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2016 với khối lượng huy động kỷ lục và kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên chiếm 91,1% tổng khối lượng phát hành.

D:\10 su kien tai chinh\a trai phieu.jpg

Năm 2016 Bộ Tài chính hoàn thành vượt mức huy động vốn TPCP

Trong năm 2016, Bộ Tài chính đã triển khai và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN thông qua việc phát hành TPCP theo Nghị quyết của Quốc hội giao cho Bộ Tài chính

Khối lượng phát hành đạt được là rất tích cực, tính đến hết ngày 19/12/2016 đã đạt được kế hoạch huy động cả năm, trong đó 91% tổng khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên (vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra là 70% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên).

Kỳ hạn phát hành trái phiếu bình quân đạt 8,68 năm (cao hơn 1,70 năm so với kỳ hạn phát hành bình quân của năm 2015), nâng kỳ hạn bình quân của cả danh mục TPCP đến 19/12/2016 là 5,63 năm (thời điểm 31/12/2015 là 4,44 năm).

Trong năm 2016, Bộ Tài chính đã phát hành đều đặn các kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm, triển khai thành công sản phẩm mới có kỳ hạn 7 năm. Trong tháng 10/2016, lần đầu tiên phát hành 7.000 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 30 năm cho nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở tại Việt Nam. Bộ Tài chính đã thực hiện thành công việc hoán đổi TPCP có kỳ hạn còn lại dưới 5 năm để tái cơ cấu danh mục nợ TPCP.

Lãi suất phát hành TPCP được điều hành linh hoạt, phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ, tiết kiệm chi phí huy động vốn cho NSNN.

9. Lập nhiều chiến công chống buôn lậu, gian lận thương mại.

D:\10 su kien tai chinh\a Chong buon lau.jpg

Lực lượng hải quan trên mặt trận chống buôn lậu và gian lận thương mại

Năm 2016, Bộ Tài chính (thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia) đã xây dựng và triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch đẩy mạnh công tác kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong các lĩnh vực nóng, qua đó, phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới, xác lập, đấu tranh nhiều chuyên án, bắt giữ xử lý nhiều vụ việc nổi cộm.Từ 16/12/2015 đến 15/11/2016, toàn lực lượng hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 18.247 vụ việc vi phạm (giảm 20,84% so với cùng kỳ năm 2015), trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 378 tỷ đồng (tăng 3,65%), thu ngân sách đạt hơn 156 tỷ đồng (tăng 36,58% so với cùng kỳ năm 2015). Đề nghị cơ quan khác khởi tố 87 vụ; Ban hành 25 quyết định tịch thu hàng vô chủ do không xác định được chủ sở hữu; Xử lý 192/208 container hàng hóa vi phạm.

Triển khai hiệu quả Phòng Giám sát hải quan trực tuyến: giám sát trực tuyến hàng hóa XNK tại địa bàn cửa khẩu Lào Cai; Triển khai giám sát container tuyến đường từ Hải Phòng đến Hà Nội, Quảng Ninh bằng hệ thống seal định vị GPS. Triển khai giám sát vận chuyển 26 container hàng thuốc lá theo chương trình hợp tác do Văn phòng tình báo khu vực RILO A/P điều phối; Tiếp nhận 84 yêu cầu xác minh từ hải quan các nước và tổ chức thực thi pháp luật quốc tế, 44 yêu cầu từ các đơn vị nghiệp vụ trong và ngoài ngành liên quan đến công tác chống buôn lậu... Các yêu cầu tập trung chủ yếu vào gỗ và thuốc tân dược, ô tô, thép (Lào), ma túy (Nhật Bản, Úc, Hồng Kông), mì chính (Trung Quốc)…; Xử lý 12 vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đạt chất lượng, có chứa chất độc hại, buôn lậu...

10. Hợp tác tài chính được mở rộng với việc tiếp nhận vai trò chủ trì tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC năm 2017.

D:\a 10 su kien (HTQT).jpg

Thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế tài chính khu vực và quốc tế

Năm 2016, Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương, kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU), đang triển khai đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Việt Nam-Israel, Việt Nam-Cu Ba, ASEAN-Hồng Kông…, cùng các nước ASEAN thực hiện các hành động xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Phạm vi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng từ thương mại hàng hóa, sang thương mại dịch vụ, trong đó có dịch vụ tài chính, đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ,... Triển khai các cam kết này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để ban hành 10 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt kể từ ngày 01/9/2016.

Bên cạnh đó, hợp tác tài chính trong năm 2016 ngày càng được mở rộng với việc các Bộ trưởng Tài chính ASEAN thông qua kế hoạch hành động chiến lược về hội nhập tài chính ASEAN đến năm 2025, chia sẻ kinh nghiệm bảo đảm bền vững tài chính ở tầm khu vực và toàn cầu trong diễn đàn Bộ trưởng Tài chính Á-Âu, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư ASEAN để thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, qua đó hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế và tăng cường bền vững tài khóa… Đặc biệt, ngày 15/10/2016, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tại Lima, Peru, Bộ Tài chính Việt Nam đã tiếp nhận vai trò chủ trì Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tại Quảng Nam-Đà Nẵng vào tháng 10/2017. Trên cơ sở chủ đề quốc gia “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lại chung”, cân nhắc các lĩnh vực quan tâm chung của khu vực APEC và Kế hoạch hành động Cebu, Bộ Tài chính Việt Nam đã lựa chọn bốn chủ đề ưu tiên thảo luận trong năm 2017 nhằm thúc đẩy hợp tác tài chính có hiệu quả trong khu vực APEC: (i) Xói mòn cơ sở thuế và Chuyển lợi nhuận, (ii) Tài chính và Bảo hiểm Rủi ro thiên tai, (iii) Tài chính cho cơ sở hạ tầng, và (iv) Tài chính toàn diện”.

Nguồn: http://www.mof.gov.vn/.

Số lượt xem:393

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Tài Chính tỉnh Kon Tum, số 200 - Phan Chu Trinh - P. Thắng Lợi - TP Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Điệu - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862344 ; Fax: 0260.3862344; Email: stc@kontum.gov.vn






1984943 Tổng số người truy cập: 166 Số người online:
TNC Phát triển: