banner
Thứ 7, ngày 6 tháng 7 năm 2024
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
24-3-2015

 Được biết, trước đó, ngân hàng này dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam là 6,2% năm 2015 và 6,4% năm 2016. Bên cạnh việc nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, Ngân hàng ANZ cũng hạ dự báo về tỷ lệ lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức 2,6% và tăng lên 3,8% vào năm 2016.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong tháng 2-2015, chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,05% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm mạnh (Giá xăng giảm 11,54%; giá dầu diezel giảm 11,92%; giá dầu hỏa giảm 10,09%) đã tác động làm giá nhóm giao thông giảm mạnh ở mức 4,41%, đóng góp 0,39% vào mức giảm chung của CPI. Như vậy, trong 10 năm qua, đây là tháng Tết có chỉ số giá tiêu dùng giảm.
2 tháng đầu năm 2015, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7 tỷ USD, tăng 0,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 16 tỷ USD, tăng 12,4%. Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 57,1%; hạt tiêu tăng 35,8%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng 32,8%; giày dép tăng 30,4%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác tăng 19,2%; hàng dệt may tăng 17,7%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 15,3% .
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/02/2015 thu hút 148 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 712,3 triệu USD, tăng 21,3% về số dự án và giảm 14,3% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Đồng thời có 58 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 480,5 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 1192,8 triệu USD, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm ước tính đạt 1200 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
2 tháng đầu năm, cả nước có 13.766 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 77,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 23,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Điểm lại những con số nêu trên để thấy rằng, tiếp đà tăng trưởng của những năm trước, những tháng đầu năm 2015 nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu tăng trưởng ổn định. Mặc dù, nhiều tín hiệu vui từ tăng trưởng kinh tế, nhưng Chính phủ vẫn tiếp tục yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, cố gắng đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu từng Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục có các giải pháp cụ thể, thiết thực để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh đầu tư của doanh nghiệp; trong đó, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, tiếp cận điện, thành lập doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp…
Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2015 đã được Quốc hội thông qua, trong đó: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) dự kiến tăng khoảng 6,2%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 5%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 5%.
Mặc dù đã qua gần một quý của năm 2015 với kết quả tăng trưởng có nhiều tín hiệu khả quan, tuy nhiên vẫn chưa nói trước được điều gì khi vẫn còn cả chặng đường dài phía trước.
Theo một số chuyên gia kinh tế, đây là giai đoạn nền kinh tế chúng ta đang đối mặt với nhiều thử thách. Hơn bao giờ hết Việt Nam cần duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và đẩy mạnh khơi thông thị trường trong nước. Trong đó, cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại dựa trên ba trụ cột (thị trường, Nhà nước và xã hội), coi đây là tiền đề quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách DNNN, tiến hành cổ phần hóa DNNN, bán hết phần vốn trong các DN mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần; Đẩy nhanh tiến trình ký kết TPP và thúc đẩy đổi mới công nghệ và kiên kết kinh doanh theo các cụm công nghiệp hoặc theo chuỗi; tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng; điều hành giá kiên trì theo cơ chế thị trường nhưng cần thận trọng, có lộ trình, không ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô... là những giải pháp để tiến tới tăng trưởng bền vững.
Nguồn: http://www.mof.gov.vn/
Số lượt xem:607

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Tài Chính tỉnh Kon Tum, số 200 - Phan Chu Trinh - P. Thắng Lợi - TP Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Điệu - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862344 ; Fax: 0260.3862344; Email: stc@kontum.gov.vn






1575469 Tổng số người truy cập: 3262 Số người online:
TNC Phát triển: