banner
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
Ứng dụng công nghệ của cách mạng 4.0
4-5-2018

 Theo đó, Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực Tài chính - Ngân sách bao gồm 5 nội dung chính triển khai từ nay tới năm 2025 gồm: Xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số; tiếp tục xây dựng, phát triển tài chính điện tử, hình thành hệ sinh thái tài chính số; Thiết lập môi trường làm việc điện tử và xây dựng Cổng giao tiếp ngành Tài chính; Triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thông tin tài chính và tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo kiến thức về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cụ thể: Xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số: Xây dựng Chiến lược Tài chính đến năm 2030 và chiến lược của từng lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, nợ công, tài sản công, chứng khoán, dự trữ quốc gia, giá, bảo hiểm, kế toán – kiểm toán,... Xây dựng Chiến lược chuyển đổi số ngành Tài chính đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác. Quy định, hướng dẫn về thu thập, chia sẻ thông tin, dữ liệu ngành Tài chính tạo lập nền tảng dữ liệu mở, đảm bảo khả năng tiếp cận cho các cơ quan tổ chức, người dân, doanh nghiệp; kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin dữ liệu giữa Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương; số hóa các giao dịch nội bộ; các quy chuẩn, tiêu chuẩn về dịch vụ nền tảng CNTT và hạ tầng kỹ thuật trong ngành Tài chính; an toàn thông tin trong môi trường ứng dụng tài chính số. Rà soát kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT giai đoạn 2021-2025 của ngành Tài chính và các đơn vị trong ngành phù hợp với Chiến lược Tài chính đến năm 2030 và Chiến lược chuyển đổi số ngành Tài chính đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Tiếp tục xây dựng, phát triển tài chính điện tử, hình thành hệ sinh thái tài chính số: Xây dựng và triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử định hướng chuyển đổi số. Xây dựng Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trên cơ sở tích hợp, liên thông và chia sẻ thông tin trong ngành Tài chính. Rà soát, đánh giá việc liên thông các hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý chuyên ngành và quản lý nội bộ ngành Tài chính, từ đó thực hiện nâng cấp, triển khai mới các hệ thống thông tin kết nối, liên thông. Khai thác, sử dụng các dịch vụ tài chính công mới được xây dựng bởi bên thứ 3 trên dữ liệu tài chính mở của ngành Tài chính. Ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (IoT, AI, BI, Bigdata,…) vào các lĩnh vực hải quan, thuế, kho bạc, dự trữ, chứng khoán, quản lý giá. Tổ chức nghiên cứu và đề xuất việc ứng dụng các công nghệ mới khác vào các lĩnh vực hoạt động quản lý chỉ đạo của ngành.

Thiết lập môi trường làm việc điện tử và xây dựng Cổng giao tiếp ngành Tài chính: Xây dựng Cổng giao tiếp ngành Tài chính, tích hợp sâu, rộng và xuyên suốt giữa các Cổng giao tiếp trong ngành, liên thông với Chính phủ và các cơ quan nhà nước theo hướng dữ liệu mở sử dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo, tương tác và trả lời tự động để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tăng cường xây dựng, cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ dữ liệu theo nhu cầu cá nhân hóa qua nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là qua các thiết bị di động, công nghệ đám mây. Xây dựng các văn phòng điện tử, hình thành môi trường làm việc tích hợp, liên thông, cộng tác và chia sẻ thông tin thông minh trong toàn ngành hướng tới văn phòng điện tử không giấy tờ, triển khai công việc mọi lúc, mọi nơi.

Triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thông tin tài chính: Triển khai đám mây ngành Tài chính (MoF Cloud) ở mức hạ tầng đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin toàn diện. Xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, dịch vụ ngành Tài chính (MoF Service Platform) đảm bảo thông suốt và gắn kết giữa các hệ thống trong và ngoài ngành (của Chính phủ, của các Bộ, ngành và các tổ chức khác). Xây dựng hệ thống Quản lý định danh thống nhất, tích hợp với các hệ thống quản lý định danh hiện có của các đơn vị và tích hợp ứng dụng, làm cơ sở cho việc phân quyền khai thác dữ liệu dùng chung toàn ngành. Kết nối các trung tâm điều hành an ninh mạng, cung cấp thông tin về các sự kiện, sự cố an toàn thông tin, phục vụ hoạt động quản lý, giám sát, điều hành công tác bảo đảm an toàn thông tin toàn ngành Tài chính.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo kiến thức về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Tổ chức tuyên truyền, hội thảo, đào tạo kiến thức nâng cao năng lực, hiểu biết cho lãnh đạo, cán bộ các cấp của ngành Tài chính về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như chuyển đổi số ngành Tài chính. Tăng cường hội nhập, học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực tài chính, nhanh chóng tiếp cận các giải pháp, công nghệ mới để ứng dụng trong ngành.

Số lượt xem:679

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Tài Chính tỉnh Kon Tum, số 200 - Phan Chu Trinh - P. Thắng Lợi - TP Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Điệu - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862344 ; Fax: 0260.3862344; Email: stc@kontum.gov.vn






1917473 Tổng số người truy cập: 2055 Số người online:
TNC Phát triển: