Ảnh minh họa, nguồn internet
Nguyên tắc thành viên mở rộng đó giúp tiếp cận việc tạo ra của cải vật chất và giảm nghèo. Điều này được thể hiện trong nguyên tắc HTX về sự tham gia kinh tế của thành viên: “Thành viên đóng góp bình đẳng, kiểm soát dân chủ nguồn vốn của HTX”. Vì HTX là tổ chức tập trung vào con người, không tập trung vào vốn, nên các HTX không duy trì hay làm tăng sự tập trung về vốn và họ phân phối lợi nhuận theo cách công bằng hơn.
Nguyên tắc mở rộng chỉ ra rằng các HTX mở rộng tới tất cả các lĩnh vực kinh doanh – như tín dụng và tiết kiệm, nông nghiệp và thủy sản, mua bán hàng hóa và dịch vụ, y tế, nhà ở, bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ công nghiệp và nghệ thuật – tới bất kỳ nơi đâu mà thị trường dựa vào vốn không quan tâm đến nhu cầu của người dân và họ lựa chọn để tổ chức họ lại.
Ngoài cơ cấu không phân biệt của chính HTX, thì các HTX cũng thúc đẩy sự bình đẳng bên ngoài thông qua nguyên tắc thứ 7 của HTX, đó là nguyên tắc “Quan tâm đến cộng đồng”. Vì các HTX là các tổ chức dựa vào cộng đồng, nên họ cam kết phát triển cộng đồng bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Cam kết này được chứng minh trên toàn thế giới thông qua sự hỗ trợ của HTX đối với các hoạt động cộng đồng, trong việc cung cấp các nguồn lực địa phương nhằm mang lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương và trong việc ra quyết định có tính đến tác động tới các cộng đồng của họ.
Mặc dù có sự quan tâm đến cộng đồng địa phương, nhưng các HTX cũng mong muốn mang lại lợi ích từ mô hình kinh tế, xã hội cho tất cả những người dân trên thế giới. Toàn cầu hóa cần được thực hiện thông qua một loạt các giá trị như những giá trị của HTX; nếu không nó sẽ tạo ra sự bất bình đẳng và dự thừa nhiều hơn, khiến cho nó không bền vững như chúng ta đã và đang nhận thấy.
Các HTX đạt được những kết quả không như những hội từ thiện, mà như những tổ chức doanh nghiệp tự lực. Điều này cho phép họ phát triển thông qua các cơ cấu được tổ chức thành liên đoàn dựa vào cộng đồng và bằng cách cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên. Tổ chức giám sát HTX thế giới báo cáo rằng chỉ riêng 300 HTX lớn nhất chiếm hơn 2,5 nghìn tỷ USD doanh thu hàng năm. Hơn 250 triệu người thực hiện sinh kế của họ thông qua HTX. Đây là sự tạo ra của cải vật chất và phân phối ở mức tác động cao. Câu hỏi về thứ bậc của HTX đã được trả lời một cách rõ ràng từ rất lâu rồi.
Tác động này là một trong những lý do mà UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc) gần đây đã bổ sung các HTX vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. UNESCO đã lập ra danh sách này năm 2003 nhằm công nhận rằng kinh nghiệm của nhân loại không chỉ được xác định bởi những địa danh và công trình vật thể, mà còn bởi những phong tục, tập quán. Một quốc gia thành viên phải đưa ra đề cử như vậy và nước Đức đã đề cử công nhận HTX, khi chỉ ra rằng các HTX đang nỗ lực vì sự phát triển công bằng hơn của quá trình toàn cầu hóa.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng nó không chỉ là sự bất bình đẳng trong thu nhập mà đang gây tai họa cho thế giới. Phụ nữ nói riêng và các nhóm người dân tộc thiểu số thường thấy mình bị từ chối được tham gia các hoạt động quan trọng cần thiết để cải thiện điều kiện sống của mình. Sự không phân biệt được xác định trong các nguyên tắc HTX mang tính đa chiều: không phân biệt về giới tính, xã hội, chủng tộc, chính trị và tôn giáo, nhằm đảm bảo rằng không ai bị bỏ rơi.
Trong ngày quốc tế HTX năm nay, Liên minh HTX quốc tế kêu gọi các HTX trên toàn thế giới suy ngẫm về sự nghèo khổ do sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng gây ra để cam kết đảm bảo sự bình đẳng trong các cộng đồng của họ và tôn vinh những đóng góp của HTX nhằm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Diễn đàn “HTX đến năm 2030” (www.coopfor2030.coop) tạo điều kiện cho các HTX đưa ra các sáng kiến hướng tới việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và Liên minh HTX quốc tế khuyến khích tất cả các HTX tham gia hoạt động này.
Theo Vca.org.vn