Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành Giá trong 51 năm qua. Ngày 6/4/1965 đã được Ủy ban thường vụ quốc hội nước Việt nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Quyết định số: 93-NQ-TVQH phê chuẩn: Thành lập Ủy ban Vật giá nhà nước (do Chủ tịch Trường Chinh ký) có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu chính sách giá cả, xây dựng kế hoach giá cả, chỉ đạo thực hiện và thống nhất quản lý công tác giá cả.
Thống nhất quản lý giá cả trên cả nước theo cơ chế kế hoach hóa tập trung ( 1976-1980). Bước đầu cải cách hệ thống giá kế hoạch hóa tập trung thông qua hai cuộc tổng điều chỉnh giá trên toàn quốc năm 1981-1982 và tháng 10/1985.
Công tác tham mưu quản lý giá cả đã trãi qua cùng các giai đoạn của nền kinh tế đất nước ta như sau: (trích kỷ yếu kỷ niệm 50 năm ngành giá Việt Nam của Cục quản lý Giá):
- 1965-1985: Đây là giai đoạn gắn với thời kỳ đất nước thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Mặc dù cơ chế quản lý giá chủ yếu trong giai đoạn này là cơ chế giá chỉ đạo Nhà nước nhưng đến cuối giai đoạn tư duy quản lý theo cơ chế thị trường thông qua 2 cuộc tổng điều chỉnh giá, làm tiền đề cho những chủ trương cải cách triệt để, đoạn tuyệt với mô hình cũ trong gia đoạn tiếp theo.
- 1986-2000 đánh giá nhiệm vụ đổi mới toàn diện cấu trúc và cơ chế vận hành nền kinh tế với nội dung chính là xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Mở cửa kinh tế và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với thế giới, chủ trương làm bạn với tất cả các nước, đưa nền kinh tế nước ta thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới và khu vực.
-2001-2010 Gia đoạn đánh đấu bước chuyển từ nhận thức thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý kinh tế sang nhận thức thị trường là một chính thể, là cơ sở kinh tế của xã hội trong giai đoạn tiến lên CNXH. Cũng trong giai đoạn này, Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 tháng 4/2001 đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm, trong đó nhấn mạnh muốn tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo cần phải đưa nến kinh tế nước ta sớm hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực. Kết quả cho thấy trong 10 năm qua, song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam không ngừng thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đánh dấu bằng các mốc thành công, như trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO (2007); tích cực tham gia đàm phán và ký các Hiệp định thương mại tự do, hình thành các khu vực thương mại tự do, như khu vực thương mại ASEAN-Trung Quốc (năm 2005). Khu vực thương mại ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Úc và Niu DI lân( năm 2010)….
- 2011 đến nay nhiệm vụ chủ yếu phát triển đất nước 5 năm (2011-2015) đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định là ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng két cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để khẳng định vai trò và sự nghiệp đóng góp của Ngành Giá trong các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 08/2010/QĐ-TTg Ngày 05/02/2010, về việc Quyết định: hàng năm lấy ngày 6 tháng 04 là “ Ngày truyền thống của Ngành Giá”. Để tổ chức kỷ niệm ngày thành lập ngành.
Qua đó, chúng ta cũng cần ôn lại sự ra đời của Luật Giá và công tác giá tại tỉnh Kon Tum:
- Về dấu ấn lịch sử Luật giá ra đời: Trong bối cảnh cuối năm 2008, trước tình hình biến động giá cả thị trường thế giới và trong nước tác động đến nền kinh tế, đến dư luận xã hội ... đã đặt ra yêu cầu cần phải kế thừa, hoàn thiện cao hơn cơ chế quản lý, điều hành giá và nâng tầm pháp luật giá cao hơn so với Pháp lệnh giá 2002. Do vậy, đòi hỏi Luật giá phải ra đời và công việc tham mưu xây dựng Luật Giá đã được ấp ủ trài qua gần 04 năm: từ năm 2009 Bộ Tài chính đăng ký với Chính phủ, Quốc hội đưa việc xây dựng Luật Giá vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2009 của Quốc Hội và mãi đến kỳ họp thứ 3 ngày 20/6/2012 Luật giá số: 11/2012/QH13 đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 để thay thế Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10. Như vậy kể từ ngày 01/01/2013 Công tác tham mưu quản lý Giá trên cả nước đã có được công cụ pháp lý cao hơn để tham mưu quản lý, điều hành theo cơ chế thị trường.
Dù trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm, nhưng đối với công tác của Ngành Giá luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm, đánh giá (trích thư của Phó thủ tướng Nguyễn văn Ninh gởi thăm các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức Ngành giá ngày 20/3/2015): ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của ngành giá Việt nam đối với công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.
- Về công tác giá tại sở Tài chính Kon Tum:
Công tác quản lý giá của Sở tài chính tỉnh Kon Tum được tách ra và sáp nhập từ các phòng ban của Sở từ khi tách tỉnh cho đến nay mặc dù có nhiều biến động; nhưng để đi vào hoạt động Phòng quản lý công sản-giá luôn luôn nêu cao tinh thần Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần giúp lãnh đạo sở tham mưu UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đảm bảo và phù hợp với tình hình hiện nay của tỉnh.
“ Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Giám đóc sở Đồng Thanh Xuân đã ghi nhận và đánh giá sự nổ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn của Tập thể Phòng quản lý công sản-giá; đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động kịp thời giúp lãnh đạo sở, tham mưu UBND tỉnh để thực hiện tốt các chủ trường chính sách về giá, chỉ đạo hiệu quả trong công tác Quản lý công sản–Giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum.”
CSG