banner
Thứ 6, ngày 27 tháng 12 năm 2024
Kế hoạch thực hiện Chương trình số 28-CTr/TU ngày 24/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
17-5-2017

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chương trình số 28-CTr/TU ngày 24/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”

 

Triển khai Kế hoạch số 1195/KH-UBND ngày 05/5/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình số 28-CTr/TU ngày 24/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Sở Tài chính xây dựng Kế hoạch thực hiện với nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tăng tỷ trọng thu nội địa, nâng cao tính bền vững của nguồn thu ngân sách; phấn đấu đến cuối năm 2020 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 3.500 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước gấp 1,6 lần giai đoạn 2011-2015 (trong đó tỉ trọng thu nội địa khoảng 80%).

2. Cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên; cơ cấu lại các lĩnh vực chi thường xuyên phù hợp với tình hình mới, gắn với việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Tập trung cơ cấu lại thu, chi ngân sách địa phương, tăng cường quản lý nợ công, bảo đảm an toàn và bền vững tài chính, ngân sách địa phương.

 1.1.Tổ chức thực hiện tt cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất để tạo nguồn thu. Tăng tỉ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế. Rà soát các chính sách xã hội, an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao; đẩy mạnh thực hiện khoán chi và đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo tiêu chuẩn, định mức chi. Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp, ưu tiên những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính đột phá.

Thời gian thực hiện: hàng năm

Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Ngân sách

Lãnh đạo  chỉ đạo trực tiếp: Đồng Thanh Xuân, Lê Văn Trung

1.2.Tăng cường quản lý, khai thác, huy động nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công (như: rà soát sắp xếp lại nhà cửa, trụ sở làm việc, xe ô tô).

Thời gian thực hiện: hàng năm

Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Công sản Giá.

Lãnh đạo  chỉ đạo trực tiếp: Nguyễn Thanh Hùng

1.3. Kiểm soát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tập trung ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các mục đích và dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế-xã hội thấp hoặc không rõ ràng. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và lộ trình cơ cấu lại ngân sách địa phương, quản lý nợ công sau năm 2020 theo định hướng, chủ trương của Trung ương và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương. Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư Xây dựng và triển khai kế hoạch tài chính trung hạn gắn với kế hoạch quản lý nợ công và kế hoạch đầu tư công trong cùng thời kỳ.

Thời gian thực hiện: hàng năm

Đơn vị thực hiện: Phòng Tài chính Đầu tư

Lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp: U Thị Thanh

2. Phối hợp Cục Thuế tỉnh nghiên cứu, ứng dụng phương pháp xây dựng dự toán thu ngân sách trên cơ sở dữ liệu quản lý thuế và dự toán chi ngân sách theo mục tiêu, nhiệm vụ, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dịch vụ và cam kết chi. Thực hiện thu chi trong phạm vi dự toán; vay nợ, giải ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp thẩm quyền quyết định; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn sang năm sau. Tăng cường kiểm soát chi ngân sách theo hướng phù hợp với khả năng thu và trả nợ, thống nhất quy trình, tập trung đầu mối và hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát chi; ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình về ngân sách nhà nước và nợ công.

Thời gian thực hiện: hàng năm

Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Ngân sách

Lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp: Đồng Thanh Xuân, Lê Văn Trung

3. Phối hợp các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Y tế,  Giao thông-Vận tải,  Xây dựng, Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai  thực hiện lộ trình giá thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với những hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu của địa phương như: tài nguyên đất, tài nguyên nước, giá khám chữa bệnh,...theo đúng quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện: hàng năm

Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Công sản Giá

Lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp: Nguyễn Thanh Hùng.

4. Đẩy nhanh tiến độ triển khai tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ; hướng dẫn các Sở, ban, ngành tập trung nghiên cứu triển khai, tham mưu UBND tỉnh xem xét ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; qui hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công; sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi ngành quản lý; gn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công, giảm mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước; khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước thời kỳ mới 2017-2020.

Thời gian thực hiện: hàng năm

Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Ngân sách

Lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp: Lê Văn Trung

5. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp hành các quy định pháp luật về tài chính; hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý tài chính và sử dụng ngân sách nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, làm rõ nguyên nhân việc thực hiện chậm hoặc thực hiện không đầy đủ những kiến nghị, đề xuất biện pháp khắc phục sau thanh tra, kiểm tra. Chú trọng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định, thường xuyên kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc, không để đơn, thư tồn đọng, kéo dài. Thực hiện tốt công khai, minh bạch về kết quả thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thời gian thực hiện: hàng năm

Chủ trì thực hiện:  Thanh tra Sở

Đơn vị phối hợp: Phòng Quản lý ngân sách; Phòng Tài chính Đầu tư; Phòng Quản lý Công sản - Giá; Phòng Tài chính Doanh nghiệp.

Lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp: Đ/c Đồng Thanh Xuân - Giám đốc Sở

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị các phòng bám sát Kế hoạch để chủ động triển khai thực hiện; thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện, đề xuất giải pháp phù hợp, kịp thời và linh hoạt. Chủ động thông tin đầy đủ, tăng cường việc trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi từ các đơn vị, địa phương để nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

 2. Đình kỳ báo cáo kết quả thực hiện về phòng Quản lý Ngân sách tổng hợp (Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm gửi trước 31/5, báo cáo năm gửi trước ngày 30/11)./.

Số lượt xem:522

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
 
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Tài Chính tỉnh Kon Tum, số 200 - Phan Chu Trinh - P. Thắng Lợi - TP Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Điệu - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862344 ; Fax: 0260.3862344; Email: stc@kontum.gov.vn






1982474 Tổng số người truy cập: 921 Số người online:
TNC Phát triển: