Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Chương trình hành động cụ thể hóa các nhiệm vụ của Bộ Tài chính được giao tại Nghị quyết số 35/NQ-CP, Chỉ thị số 07/CT-TTg và Chỉ thị số 26/CT-TTg, nhằm thống nhất từ nhận thức đến hành động trong toàn ngành Tài chính, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết, chỉ thị đã đề ra.
Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu bảo đảm cụ thể, khả thi và có kết quả rõ ràng hướng tới hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ Tài chính được giao; hướng tới cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, người đứng đầu trong tổ chức triến khai thực hiện; quy định rõ chế độ báo cáo, cơ chế kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, bảo đảm thực hiện đúng tiên độ và xử lý kịp thời các vướng măc phát sinh.
Để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp (3 nhóm nhiệm vụ, 26 giải pháp thực hiện, với 50 sản phẩm đầu ra).
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Đối với nhiệm vụ cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, toàn ngành Tài chính thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đúng thời hạn và hiệu quả Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP.
Đồng thời tiếp tục triển khai Quyết định số 2765/QĐ-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức triển khai đầy đủ, toàn diện và hiệu quả Công văn số 3419/BTC- PC ngày 15/3/2016; xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức dài hạn và hàng năm.
Đối với nhiệm vụ bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã đề ra các giải pháp cụ thể liên quan tới các lĩnh vực, bao gồm: lĩnh vực thuế, hải quan; lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và chứng khoán; lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm.
Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp
Liên quan tới nhiệm vụ giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính rà soát các quy định pháp luật về đất đai theo hướng điều chỉnh giảm tiền thuê đất, chi phí chuyến đổi mục đích sử dụng đất và các chi phí khác của doanh nghiệp; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013, theo hướng cải cách thủ tục hành chính và công khai, minh bạch trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá hoặc không thông qua hình thức đấu giá theo quy hoạch sử dụng đất; quy định bán đấu giá quyền sử dụng đất sau khi thu hồi đất đảm bảo chặt chẽ, sát với thị trường, tránh thất thoát tài sản nhà nước.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các khoản phí có liên quan trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp để xem xét giảm mức phí, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp được giao trong Kế hoạch hành động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phân công tại phụ lục, thủ trưởng các đơn vị chủ trì, phối họp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan triên khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, cụ thê hóa các nhiệm vụ, công việc, kết quả đầu ra để xây dựng chương trình công tác của đơn vị.
Quyết định 863/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 23/5/2019 và thay thế Quyết định số 884/QĐ-BTC ngày 11/6/2018 của Bộ Tài chính.
Theo https://www.mof.gov.vn.