Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực cạnh tranh nhất trên thế giới
"Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 cho thấy mức độ cạnh tranh trung bình của 141 nền kinh tế là 61 điểm (cách mức cạnh tranh lí tưởng là 39 điểm). Điều đó cho thấy nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với triển vọng suy thoái".
Với số điểm 84,8 trên 100, Singapore là quốc gia gần nhất với mức lý tưởng về năng lực cạnh tranh.
Các nền kinh tế G20 khác trong top 10 bao gồm Hoa Kỳ (thứ 2), Nhật Bản (thứ 6), Đức (thứ 7) và Vương quốc Anh (thứ 9); trong khi Argentina (thứ 83, giảm hai vị trí) là thứ hạng thấp nhất trong số các quốc gia G20
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực cạnh tranh nhất trên thế giới, theo sát là Châu Âu và Bắc Mỹ.
Điểm đánh giá của Việt Nam với 12 cột trụ của WEF
Các nước ASEAN được xếp hạng cụ thể như sau: Xinh-ga-po đạt 84,8 điểm, đứng thứ 1/141 (tăng 1,3 điểm và tăng 1 bậc so với năm 2018); Ma-lay-xi-a đạt 74,6 điểm, đứng thứ 27/141 (tăng 0,2 điểm và giảm 2 bậc so với năm 2018); Thái Lan đạt 68,1 điểm, đứng thứ 40/141 (tăng 0,6 điểm và giảm 2 bậc so với năm 2018); In-đô-nê-xi-a đạt 64,6 điểm đứng thứ 50/141 (giảm 0,3 điểm và giảm 5 bậc so với năm 2018); Phi-líp-pin đạt 61,9 điểm, đứng thứ 64/141 (giảm 0,3 điểm và giảm 8 bậc so với năm 2018); Bru-nây đạt 62,8 điểm, đứng thứ 56/141 (tăng 1,3 điểm và tăng 6 bậc so với năm 2018); Cam-pu-chia đạt 52,1 điểm, đứng thứ 106/141 (tăng 1,9 điểm và tăng 4 bậc so với năm 2018); Lào đạt 50,1 điểm, đứng thứ 113/141 (tăng 1,9 điểm và tăng 4 bậc so với năm 2018).
Điểm số và thứ hạng của Việt Nam tăng vượt bậc
Năm 2019, WEF xếp năng lực cạnh tranh của Việt Nam hạng 67/141 nền kinh tế, tăng 10 bậc so với năm 2018 với số điểm 61,5/100, tăng 3,5 điểm. Trong khu vực ASEAN, đa số các nước tăng điểm, tuy nhiên, chỉ có Việt Nam cùng Xinh-ga-po, Bru-nây và Cam-pu-chia là tăng bậc xếp hạng. Điểm số và thứ hạng của Việt Nam tăng vượt bậc, rút ngắn đáng kể so với nhóm ASEAN-4 (Ma-lay-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin).
Về điểm số, Việt Nam có 10/12 trụ cột có điểm số tăng gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ thông tin, kỹ năng, thị trường hàng hóa, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, tính năng động của doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo;
Về thứ hạng, trụ cột về năng lực tiếp cận công nghệ thông tin có thứ hạng tăng cao nhất từ vị trí 95/140 lên 41/141 (tăng 54 bậc); trụ cột về thị trường hàng hóa tăng từ 102/140 lên 79/141 (tăng 23 bậc); trụ cột về tính năng động của doanh nghiệp tăng từ 101/140 lên 89/141 (tăng 12 bậc); trụ cột về thể chế và đổi mới sáng tạo đều tăng 6 bậc. Các trụ cột còn lại có thứ hạng cơ bản không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể.
Việt Nam là một trong những nước có điểm số và thứ hạng tăng cao nhất. WEF đánh giá Việt Nam là một ngoại lệ, có “tiến bộ vượt bậc“ trong bối cảnh điểm số và thứ hạng năng lực cạnh tranh của nhiều nền kinh tế lớn suy giảm.Điểm và thứ hạng của một số chỉ số liên quan đến lĩnh vực tài chính
Chỉ số
|
Điểm số/ 100
|
Xếp hạng/ 141
|
Tăng/ giảm so với 2018
|
Trụ cột hệ thống tài chính
|
63.9
|
60
|
↑
|
Minh bạch ngân sách
|
15
|
84
|
↔
|
Tính hiệu lực của các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán
|
43,2
|
71
|
↑
|
Tính linh hoạt của nợ
|
50
|
64
|
↔
|
Thuế XNK
|
44
|
96
|
↓
|
Mức độ phức tạp của thuế quan
|
75.7
|
72
|
↓
|
Hiệu suất giải phóng hàng hóa tại biên giới
|
48.8
|
42
|
↔
|
Vốn hóa thị trường chứng khoán
|
36.9
|
54
|
↑
|
Doanh thu phí bảo hiểm
|
22.8
|
81
|
↑
|
Sự thích ứng về thể chế, chính sách với các mô hình kinh doanh số
|
43.1
|
71
|
|
Tỉ lệ lạm phát
|
100
|
1
|
↔
|
GDP
|
|
34
|
|
Theo https://www.mof.gov.vn