banner
Thứ 7, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Một số giải pháp cơ cấu chi thường xuyên ngân sách địa phương
26-8-2019

 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước từng bước giảm dần tỷ trọng chi hoạt động thường xuyên, các khoản chi ngân sách được cơ cấu lại theo hướng hiệu quả, sắp xếp lại nhiệm vụ chi cho phù hợp, ưu tiên những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính đột phá, các chính sách, đề án, chương trình trung ương, địa phương đã ban hành (trong đó tập trung 03 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế xã hội theo Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của UBND tỉnh). Việc cơ cấu chi gắn với đổi mới khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính và tinh giản bộ máy, biên chế; rà soát các chính sách xã hội, an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao; nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. Phân bổ, sử dụng kinh phí ngân sách thực hiện nhiệm vụ thường xuyên phải đảm bảo theo đúng các quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn liên quan theo cơ chế phân cấp quản lý từ khâu lập, phân bổ dự toán đến chấp hành và quyết toán ngân sách. Rà soát, cân đối, bố trí ngân sách phù hợp theo lộ trình tổ chức sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, giảm đầu mối, tinh gọn theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017; tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Theo đó, cần tập trung một số giải pháp thực hiện trong phương án phân bổ ngân sách năm 2020:

(1) Rà soát, tham mưu chuyển dần các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, dịch vụ tăng trưởng qua các năm, chuyển từ đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ sang tự chủ một phần; từ tự chủ một phần sang tự chủ hoàn toàn, giảm ngân sách nhà nước cấp chi hoạt động thường xuyên cho các đơn vị này để bố trí cho nhiệm vụ cần thiết khác.

(2) Tiếp tục giảm chi ngân sách cơ cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh để dành nguồn bố trí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng, thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo, nguồn thực hiện cải cách tiền lương, tăng chi cho y tế dự phòng, tăng chi cho một số nội dung cấp bách khác của ngành y tế.

(3) Giảm dần chi ngân sách cho công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, đẩy mạnh xã hội hóa, đơn vị và cá nhân học viên tự túc chi trả học phí cho công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập trung nguồn lực ngân sách cho phát triển sự nghiệp giáo dục.

(4) Giảm kinh phí hoạt động thường xuyên do tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình.

(5) Rà soát, bố trí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đảm bảo đúng các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ và Tại Thông tư số 38/2019/TT- BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính chính.

(6) Đẩy nhanh tiến độ triển khai ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi ngành quản lý; ban hành đơn giá, giá sản phẩm, giá dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ, theo đó dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công sẽ từng bước bố trí chuyển dần theo hình thức đặt hàng hoặc đấu thầu theo khung giá và giá các loại hình dịch vụ (theo sản phẩm đầu ra).

(7) Rà soát, bố trí dự toán giao trên tinh thần triệt để tiết kiệm, giảm tối đa các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, đi công tác nước ngoài...

(8) Rà soát các Đề án, chính sách địa phương ban hành, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách địa phương./.

TVK-NS

Số lượt xem:476

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Tài Chính tỉnh Kon Tum, số 200 - Phan Chu Trinh - P. Thắng Lợi - TP Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Điệu - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862344 ; Fax: 0260.3862344; Email: stc@kontum.gov.vn






1916188 Tổng số người truy cập: 2445 Số người online:
TNC Phát triển: