banner
Thứ 5, ngày 4 tháng 7 năm 2024
Bộ Tài chính xếp thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính năm 2018
28-5-2019

 Vươn lên vị trí thứ hai

Ngày 24/5/2019, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được công bố tại Hội nghị thì Bộ Tài chính đứng số 2/19 Bộ, cơ quan ngang bộ (tăng 01 bậc so với năm 2017). Thứ tự nhóm 3 Bộ đứng đầu là: 1. Ngân hàng Nhà nước, 2. Bộ Tài chính, 3. Bộ Tư pháp. Như vậy, đây là năm thứ 5 liên tục (từ năm 2014 đến nay) Bộ Tài chính luôn nằm trong top 3 Bộ đứng đầu về xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (Par Index).

Tổng số điểm Par Index năm 2018 của Bộ Tài chính là 90,19/100 điểm trong đó bao gồm: Điểm do Hội đồng thẩm định đánh giá là 58,32/62,5 điểm và điểm đánh gia thông qua công tác điều tra xã hội học là 31,87/37,5 điểm.

image

Họp tổ chức triển khai nhiệm vụ đối với công chức làm nhiệm vụ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính
thuộc Bộ Tài chính. Ảnh: Thanh Huyền

Kết quả nêu trên cho thấy sự nỗ lực, cố gắng Bộ Tài chính trong triển khai công tác cải cách hành chính năm 2018. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã quyết liệt triển khai công tác cải cách hành chính, trọng tâm là công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá hành chính một cách đồng bộ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực tài chính. Vì vậy, công tác cải cách hành chính của Bộ Tài chính không chỉ đạt kết quả tích cực trong từng lĩnh vực riêng lẻ mà giữa các lĩnh vực đã có sự bổ trợ cho nhau, tạo hiệu ứng nâng cao hiệu quả cải cách hành chính chung trong tất cả lĩnh vực tài chính. Từ đó đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp, góp phần phát huy mọi nguồn lực quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hàng năm, Bộ Tài chính đều chú trọng công tác chỉ đạo, điều hành CCHC, chủ động xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch CCHC trên cơ sở nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, có sự phân công rõ ràng đối với từng đơn vị, xác định thời gian, tiến độ thực hiện cụ thể.

Đồng thời, năm 2018 Bộ Tài chính tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện CCHC tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Qua đó, đã kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CCHC và có những chỉ đạo sát hơn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành tài chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm

Trước yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng, yêu cầu đặt ra đối với công tác CCHC còn rất nặng nề. Trong thời gian tới để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, tiếp tục giữ vững vị trí xếp hạng về Chỉ số cải cách hành chính, Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Trước hết, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nâng xếp hạng nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như: Chỉ số Nộp thuế nâng lên 30- 40 bậc, năm 2019 từ 7-10 bậc; Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới lên 10-15 bậc, năm 2019 tăng từ 3-5 bậc; ...

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các TTHC mới; Tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo yêu cầu quản lý; Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL quy định về kiểm tra chuyên ngành theo định hướng cắt giảm các TTHC không cần thiết; đơn giản quy trình, hồ sơ, thời gian thực hiện TTHC.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

image

Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp giải quyết TTHC ở Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: NA

Ngoài ra, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và hành động trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận với cấp ủy và chính quyền địa phương để thực hiện thắng lợi việc cải cách, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế của Bộ Tài chính và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Thực hiện tốt vai trò điều phối trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành trong việc triển khai, tham mưu sáng tạo, có trách nhiệm cho Ủy ban 1899 trong việc chỉ đạo, điều hành quyết liệt việc triển khai của các Bộ, ngành Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.

Cuối cùng, tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm nâng hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới (cụ thể là các giải pháp giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hải quan; giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục với công ty kinh doanh cảng, kho, bãi, hãng tày, giao thông vận tải ...).

Theo https://www.mof.gov.vn.

Số lượt xem:844

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Tài Chính tỉnh Kon Tum, số 200 - Phan Chu Trinh - P. Thắng Lợi - TP Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Điệu - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862344 ; Fax: 0260.3862344; Email: stc@kontum.gov.vn






1572689 Tổng số người truy cập: 1801 Số người online:
TNC Phát triển: