banner
Thứ 4, ngày 1 tháng 1 năm 2025
Tháng 9: CPI cả nước tăng 0,54%
26-9-2016

 Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 10 nhóm tăng với mức tăng như sau: Giáo dục tăng 7,19%; Giao thông tăng 0,55%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,09%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,09 %; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,05%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,04%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%. Duy nhất nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,07%.

Trong giỏ tính CPI, nhóm giáo dục có chỉ số tăng mạnh nhất trong 11 nhóm hàng chính. Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng chủ yếu ở nhóm dịch vụ giáo dục do cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ. Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng: sách giáo khoa tăng 0,06%, vở giấy viết tăng 0,31% và bút viết các loại tăng 0,3%.

Theo Tổng cục Thống kê, một số nguyên nhân chính làm tăng CPI tháng 9 năm 2016 như: Cuối tháng 8 Việt Nam đã trúng thầu 150.000 tấn gạo xuất khẩu cho Philipine nên giá lúa gạo trong nước hồi phục sau 3 tháng (tháng 6,7,8) giảm, tuy nhiên mức tăng khá nhẹ do nguồn cung trong nước dồi dào. Trong tháng, mưa nhiều nên giá rau tươi tăng mạnh từ 10% - 15% do nguồn cung hạn chế nên đẩy chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,1% so tháng trước. Giá dịch vụ giáo dục tăng ở 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo lộ trình làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,19% so tháng trước đóng góp 0,42% vào mức tăng chung của CPI tháng 9. Giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 19/8/2016 và ngày 5/9/2016 (giá xăng tăng 1.380 đồng/lít; giá dầu diezen tăng 720 đồng/lít); Giá xăng dầu tăng làm cho chỉ số giá của nhóm giao thông tăng 0,55% đóng góp 0,05% vào mức tăng chung của CPI.

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân góp phần giảm CPI tháng 9 năm 2016 như nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt giảm nên giá điện sinh hoạt giảm 0,06% so với tháng trước. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,11% so với tháng trước do nhu cầu xây dựng giảm cùng với giá thép thế giới giảm.

Mặt hàng vàng và đô la Mỹ không nằm trong giỏ tính CPI.

Đối với giá vàng, sau khi tăng mạnh ở tháng 7 và tháng 8 do sự kiện Brexit của nước Anh, giá vàng trong nước tháng này đã giảm trở lại cùng với diễn biến của giá vàng thế giới, bình quân giá vàng trong nước dao động quanh mức 3.600.000đ- 3.620.000/chỉ vàng SJC giảm 0,34% so với tháng trước.

Đối với chỉ số giá đô la Mỹ, diễn biến tỷ giá trong nước khá ổn định do lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng đủ cho nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất cuối năm. Do đó, tỷ giá VND/USD tháng này gần như ổn định, xoay quanh 22.330VND/USD

Nguồn: http://www.mof.gov.vn/.

Số lượt xem:463

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Tài Chính tỉnh Kon Tum, số 200 - Phan Chu Trinh - P. Thắng Lợi - TP Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Điệu - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862344 ; Fax: 0260.3862344; Email: stc@kontum.gov.vn






1987892 Tổng số người truy cập: 6089 Số người online:
TNC Phát triển: