banner
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024
Đẩy mạnh truyền thông về Quyền con người năm 2023 trên địa bàn tỉnh
6-7-2023
Thực hiện văn bản số 1139/STTTT-TTBCXB ngày 26/6/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ quan thông tin, tuyên truyền đẩy mạnh truyền thông về Quyền con người năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Đối với các cơ quan báo chí, truyền thông; Cổng/Trang thông tin điện tử các cơ quan hành chính Nhà nước, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị tổ chức thông tin, tuyên truyền, nâng cao hơn nữa hiệu quả “phủ xanh” thông tin tích cực, tác động, thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình nhân quyền Việt Nam và trên địa bàn tỉnh, đa dạng, tích họp dưới các hình thức: báo in, báo hình, tạp chí; qua mạng xã hội (fanpage, youtube, tiktok...).

Theo đó, năm 2023 công tác truyền thông về quyền con người sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

 

- Thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Bảo đảm quyền tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung; vấn đề đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, công nhận tổ chức tôn giáo, cấp phép các điểm nhóm tôn giáo; nhận diện, đấu tranh với các hiện tượng “đạo lạ”, “tà đạo”, “hiện tượng tôn giáo mới” xâm phạm an ninh quốc gia như tà đạo Hà Mòn, Hội thánh Tin lành Đấng Christ, Hội thánh Đức Chúa trời, Pháp Luân Công...; chủ động phản bác các thông tin thiếu khách quan, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tôn giáo trong các báo cáo tôn giáo của Mỹ, phương Tây và các tổ chức NGO.
- Bảo đảm quyền của đồng bào dân tộc thiểu số: Bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số; quyền tiếp cận, giáo dục, y tế...; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền tiếp cận thông tin, thụ hưởng thông tin; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác dân tộc...
- Phòng, chống mua bán người: Nỗ lực và kết quả trong công tác phòng, chống mua bán người; hỗ trợ cho nạn nhân mua bán người trở về; chủ động đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan về tình hình mua bán người ở Việt Nam trong một số báo cáo nhân quyền của quốc tế…
- Bảo đảm quyền của người lao động trong và ngoài nước: Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động (chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn, bảo đảm tiền lương tối thiểu cho người lao động theo từng vùng, hỗ trợ tạo điều kiện nhà ở cho người lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động...); bảo đảm quyền cho người lao động làm việc ở nước ngoài (vấn đề đào tạo, giáo dục, định hướng người lao động làm việc ở nước ngoài đến khi hết hợp đồng, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động ở nước ngoài; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi trở về nước, vấn đề quản lý doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài...).
- Bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo: Quyền xét xử công bằng, phù hợp chuẩn mực quốc tế; không bị tra tấn trong điều tra, truy tố, xét xử, tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; vấn đề đặc xá, bảo đảm quyền của phạm nhân, người bị tạm giam, tạm giữ...; xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức vi phạm Công ước Chống tra tấn.

- Kết quả triển khai thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người: Thực thi các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên; các ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 (tham gia các khóa họp Hội đồng tháng 3, tháng 6 và tháng 9); trong đó, chú trọng tuyên truyền 08 nhóm ưu tiên: Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Nhân quyền gắn với đề cao luật pháp quốc tế; Quyền con ngưòi trước tác động biến đổi khí hậu; Chống bạo lực và phân biệt đối xử, tăng cường bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; Thúc đẩy bình đẳng giới; Quyền con người trong bối cảnh chuyển đổi số; Quyền sức khỏe; Quyền việc làm; Quyền tiếp cận giáo dục chất lượng và giáo dục quyền con người...
- Thông tin, chủ động làm rõ các vụ việc phức tạp, nhạy cảm liên quan an ninh dân tộc, tôn giáo, an ninh nông thôn, vụ việc hình sự, hoạt động điều tra, truy tố, xử lý đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia... trên địa bàn tỉnh; trong đó, kịp thời phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyên thông định hướng dư luận thông tin chính thống và xây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp, không tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá; đấu tranh, phản bác luận điệu vu cáo, xuyên tạc vụ việc của các thế lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối trong và ngoài nước.

 

Số lượt xem:864

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Tài Chính tỉnh Kon Tum, số 200 - Phan Chu Trinh - P. Thắng Lợi - TP Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Điệu - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862344 ; Fax: 0260.3862344; Email: stc@kontum.gov.vn






1482922 Tổng số người truy cập: 11207 Số người online:
TNC Phát triển: